Sự ra đời của tia laser đã mở ra kỷ nguyên mới trong sử dụng ánh sáng vào lĩnh vực y học và chăm sóc sắc đẹp. Không chỉ chị em phụ nữ mà cả đấng mày râu cũng đều mong muốn che giấu được những khuyết điểm ngoại hình để trông đẹp hơn, tăng sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, tại các spa và thẩm mỹ viện, bên cạnh các phương pháp làm đẹp truyền thống thì laser được ứng dụng như một bước đột phá trong công nghệ làm đẹp và đem lại hiệu quả gần như tức thì cho khách hàng.
Công nghệ laser là dịch vụ được sử dụng phổ biến ở các spa, viện thẩm mỹ trong điều trị bệnh lý về da và săn sóc thẩm mỹ. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ này như thế nào để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất và đảm bảo an toàn cho khách hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó không thể thiếu kiến thức về phân loại laser trong điều trị da liễu.
Laser là công nghệ làm đẹp thông dụng tại các thẩm mỹ viện, spa, bệnh viện… (Nguồn ảnh: Internet)
Contents
Laser là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation (tạm dịch “khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích”). Laser được hiểu là loại tia sáng mang năng lượng cao, có tác động tức thời khi tác động vào cơ thể mà không hề gây di chứng hậu quả lâu dài.
Laser được phỏng theo maser – thiết bị có cơ chế tương tự nhưng lại tạo ra tia vi sóng thay vì các bức xạ ánh sáng. Vào năm 1953, maser đầu tiên được tạo ra bởi Charles H. Townes và maser này không tạo ra tia sóng một cách liên tục.
Nikolay Gennadiyevich Basov và Aleksandr Mikhailovich Prokhorov của Liên bang Xô Viết tạo ra hệ thống phóng tia liên tục mà không cho các hạt xuống mức năng lượng bình thường, giữ nguyên tần suất.
Đến năm 1964, Charles Townes, Nikolai Basov và Aleksandr Prokhorov cùng nhận giải thưởng Nobel vật lý trong lĩnh vực điện lượng tử, thúc đẩy việc ra đời máy tạo dao động và khuếch đại dựa trên nguyên lý maser-laser.
Vào giai đoạn năm 1976 – 1977, máy laser lần đầu có mặt ở Việt Nam và đến giai đoạn 1980 – 1981, Việt Nam mới ứng dụng laser vào y học.
Laser được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực gia công vật liệu, quân sự, y tế (Nguồn ảnh: Internet)
Tùy theo môi trường hoạt chất, ta chia laser thành ba loại:
Độ đơn sắc cao: Laser là chùm ánh sáng gồm các tia sáng có mức chênh lệch bước sóng nhỏ nhất so với những chùm sáng đơn sắc khác. Sự chênh lệch này gọi là phổ ánh sáng của chùm ánh sáng. Phổ càng hẹp thì độ đơn sắc của chùm sáng càng cao.
Độ định hướng cao: Laser có độ định hướng lý tưởng, có thể chiếu đi cực kỳ xa đến mức có thể dùng để đo khoảng cách trong vũ trụ.
Mật độ phổ rất cao: Còn gọi là độ chói, được tính bằng cách chia công suất của chùm sáng cho độ rộng của phổ. Vì độ rộng của phổ laser rất nhỏ nên laser có độ chói rất cao so với những nguồn sáng khác. Ví dụ, laser có công suất thấp như He-Ne có độ chói gấp hàng vạn lần độ chói từ ánh sáng mặt trời.
Công suất của laser: Tùy loại laser mà nguồn sáng có công suất khác nhau. Có những loại laser công suất mạnh tương đương hàng triệu kW, có thể dùng khoan cắt vật liệu, nhưng cũng có loại laser công suất thấp (laser He-Ne) chỉ 2MW – 10MW.
Laser công suất thấp được dùng trong điều trị sẹo (Nguồn ảnh: Internet)
Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự lên ngôi của các hệ laser mới được ứng dụng rộng rãi trong da liễu và đem lại kết quả điều trị khách quan cho nhiều tình trạng về da.
Ví dụ, các bớt hồng có thể loại bỏ mà không để lại sẹo ngay ở độ tuổi trẻ nhỏ; điều trị vết xăm, các hạt chất bẩn bắn vào da, thay đổi nhiễm sắc lành tính ở da đã có thể thực hiện với tác dụng phụ được tiết giảm tối đa; điều trị nếp nhăn, sẹo mụn trứng cá cũng rất hiệu quả với các hệ laser tương ứng; đốt, tẩy nốt ruồi xấu; tẩy lông; làm tan mỡ ở các vùng ứ đọng mỡ không mong muốn…
Laser ứng dụng trong triệt lông (Nguồn ảnh: Internet)
Hướng Nghiệp Á Âu vừa cùng bạn định nghĩa laser là gì, phân loại laser và ứng dụng công nghệ laser trong làm đẹp tại Việt Nam. Tin mừng là hiện nay, nhiều loại máy laser thẩm mỹ tân tiến đã có mặt ở các spa nước ta nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu làm đẹp đa dạng của người Việt.
Để tìm hiểu sâu hơn về các kỹ thuật điều trị cơ bản ứng dụng tại spa, hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu nhé.