Bảng tính tan là bảng dùng để thể hiện tính tan hay không tan của một chất (muối, bazo hoặc axit) trong nước. Bảng tính tan cho ta biết, độ tan các chất trong nước: chất nào kết tủa, bay hơi, chất tan hay không tồn tại trong dung dịch. Từ đó ta có thể làm các bài nhận biết và các bài toán có kiến thức liên quan. Vậy sau đây là bảng tính tan và mẹo học thuộc mời các bạn học sinh lớp 8, lớp 9 cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đang xem: Tính tan
Contents
I. Chất tan và chất không tanII. Độ tan của một chất trong nướcIII. Đặc tính tan trong nước của Axit, Bazơ và muốiIII. Bảng tính tan hóa họcIV. Bảng tính tan của muối và hidroxitV. Mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan
Ở trong nước có chất tan và chất không tan, có chất tan ít, có chất tan nhiều.Tính tan của một số axit, bazo, muối– Bảng tính tan của Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic.– Bảng tính tan của Bazo: phần lớn các bazo không tan trong nước, trừ một số như: KOH, NaOH,..– Bảng tính tan của Muối:Những muối natri, kali đều tan.Những muối nitrat đều tan.Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn các muối cacbonat không tan.
1, Định nghĩa độ tanĐộ tan (kí hiệu là S) của một trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.2, Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan– Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, trong nhiều trường hợp, khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng theo. Số ít trường hợp, nhiệt độ tăng độ tan lại giảm.
– Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất
Các hợp chất khác nhau có đặc tính tan khác nhau, tổng hợp chung có thể rút ra như sau:Axit: Hầu hết các axit đều tan trong nước, trừ Axit Silicic
Xem thêm: Phản Ứng Xà Phòng Hóa Chất Béo, (Có Video Chữa)
Mẹo nhỏ: Có bài thơ ngắn về tính tan như thế này:Loại muối tan tất cảlà muối ni-tơ-ratVà muối axetatBất kể kim loại nào.Những muối hầu hết tanLà clorua, sunfatTrừ bạc, chì cloruaBari, chì sunfat.Những muối không hòa tanCacbonat, photphatSunfua và sunfitTrừ kiềm, amoni.
Nắm được bảng tính tan là nội dung quan trọng trong giải các bài toán hóa học. Ở nhiệt độ phòng, áp suất 1atm, ta có bảng tính tan hóa học như sau:
Trong đó: t – tan;k – không tan;b– bay hơi;i – tan ít;“-” là hợp chất không tồn tại trong nước.
a. Học thuộc các quy tắc rút gọn về tính tanNhư đã chia sẻ ở trên về khả năng tan của muối, axit, bazo trong nước. Các bạn có thể dựa vào những điểm này để ghi nhớ tính chất tan của các hoạt chất này trong nước. Cụ thể như sau:*Đối với muối
Muối có gốc halogen như -Cl, -Br, -F… đa phần đều có khả năng tan trong nước.Muối gốc Silicat (SiO3), Sunfit (SO3), Cacbonat (CO3) hay Sunfua (S) đều sẽ không tan hoặc khó tan trong nước. Tuy nhiên, lưu ý rằng khi các gốc này kết hợp với kim loại có tính kiềm sẽ tạo ra các hợp chất muối tan được trong nước.Nhìn chung, các kim loại kiềm như K, Na, Li… sau khi kết hợp thành muối đều có thể tan trong nước. Các bạn có thể thấy điều này khi nhìn các hàng có chưa kim loại tính kiềm, nó đều được ký hiệu bằng chữ T, tức là các chất dễ tan.Muối gốc Sunfat (SO4) hầu như đều tan trong nước và trừ muối sunfat của kim loại bari không tan.Lưu ý: Có một số muối không tồn tại hoặc nó có thể bị phân huỷ ngay trong nước, được ký hiệu bằng dấu “-“ trong bảng tính tan. Những trường hợp này, không có nhiều nên các bạn nhớ lưu vào để học nha.*Đối với axit và bazoĐa phần các axit đều tan dễ dàng trong nước. Chỉ riêng H2CO3 thì dễ dàng bị phân huỷ trong nước và các axit có gốc silicic như H2SiO3, H4SiO4… thì không tan.Còn với các bazo thì hầu như không tan trong nước. Riêng với bazo của kim loại kiềm như Li, K, N đều tan trong nước và các bazo của kim loại nhóm 2 sẽ ít tan trong nước.
b. Học thuộc bảng tính tan qua thơBazơ, những chú không tan:Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chìÍt tan là của canxiMagie cũng chẳng điện li dễ dàng.Muối kim loại kiềm đều tanCũng như nitrat và “nàng” hữu cơMuốn nhớ thì phải làm thơ!Ta làm thí nghiệm bây giờ thử coi,Kim koại I (IA), ta biết rồi,Những kim loại khác ta “moi” ra tìmPhotphat vào nước đứng im (trừ kim loại IA)Sunfat một số “im lìm trơ trơ”:Bari, chì với S-rÍt tan gồm bạc, “chàng khờ” canxi,Còn muối clorua thìBạc đành kết tủa, anh chì cố tan (giống Br- và I-)Muối khác thì nhớ dễ dàng:Gốc SO3 chẳng tan chút nào! (trừ kim loại IA)Thế gốc S thì sao? (giống muối CO32-)Nhôm không tồn tại, chú nào cũng tanTrừ đồng, thiếc, bạc, mangan, thuỷ ngân, kẽm, sắt không tan cùng chìĐến đây thì đã đủ thi,Thôi thì chúc bạn trường gì cũng vô!