Trong cơ cấu tổ chức của một gian bếp, Sous Chef là vị trí đứng thứ 2 từ trên xuống dưới, sau Chef – Bếp trưởng. Nói đến đây, chắc hẳn một số bạn đã đoán được Sous Chef là ai rồi. Vậy, hãy tham khảo thêm những thông tin bên dưới và cùng Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) Đà Nẵng định nghĩa rõ ràng và tìm hiểu xem những công việc hằng ngày của vị trí này là gì nhé!
Sous Chef là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí Bếp phó trong gian bếp của một nhà hàng. Vị trí này có vai trò, nhiệm vụ chỉ sau Bếp trưởng và chịu trách nhiệm quản lý từng công việc cụ thể diễn ra hằng ngày trong một gian bếp.
Sous Chef là một trong những vị trí quan trọng và không thể thiếu trong cơ cấu một nhà hàng
Là một trong những vị trí quản lý, Sous Chef hằng ngày đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng. Một số công việc của vị trí này được cụ thể như sau:
*Quản lý mọi hoạt động trong gian bếp
– Sắp xếp, lên kế hoạch, phân chia công việc cho từng nhân viên, bộ phận sao cho hợp lý, đảm bảo cuồng công việc trong gian bếp không bị chậm trễ, rối răm.
– Giám sát quá trình hoạt động của từng nhân viên, bộ phận, đảm bảo diễn ra theo đúng kế hoạch, sắp xếp. Nhắc nhở, khiển trách khi có nhân viên, bộ phận nào đó không thực hiện đúng.
– Giải quyết các sự cố công việc trong quyền hạn của mình.
*Thực hiện chế biến món ăn
– Trực tiếp đứng chế biến món ăn khi có yêu cầu từ khách hàng, Bếp trưởng, Quản lý. Đảm bảo, món ăn được hoàn thành hoàn hảo cả về hương vị lẫn màu sắc.
– Thực hiện kiểm định chất lượng món ăn trước khi chúng rời nhà bếp đến phục vụ khách hàng. Là người chịu trách nhiệm trực tiếp khi món ăn có sự cố.
*Thiết lập menu cho nhà hàng
– Thường xuyên cập nhật xu hướng và thị hiếu của khách hàng để đóng góp về việc đưa món ăn vào menu.
– Cùng với Bếp trưởng, Quản lý tính toán và định giá món ăn.
*Tuyển dụng và hướng dẫn nhân viên mới
– Xem xét về số lượng nhân sự, đánh giá xem có nên tuyển dụng thêm hay không.
– Cùng với Bếp trưởng, Quản lý trực tiếp tham gia vào các cuộc tuyển dụng, đánh giá khả năng của ứng viên và đưa ra ý kiến về việc nhận hay là không.
– Khi gian bếp có nhân viên mới, phân công người hướng dẫn hoặc trực tiếp hướng dẫn, đảm bảo nhân viên mới nhanh chóng nắm bắt được công việc cũng như quy định, chính sách của nhà hàng.
*Quản lý thiết bị, dụng cụ bộ phận Bếp
– Phân công cho nhân viên chịu trách nhiệm dọn dẹp, vệ sinh, bảo dưỡng từng dụng cụ, thiết bị cụ thể.
– Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của dụng cụ, thiết bị. Nếu hư hỏng, vận hành không được thì trực tiếp báo cho bộ phận có liên quan để xử lý.
*Các công việc khác
– Cùng với Bếp trưởng và Giám đốc bộ phận ẩm thực bàn bạc về chỉ tiêu, kế hoạch quảng bá, lễ hội và các khuyến mại đặc biệt.
– Báo cáo công việc định kỳ.
– Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Bếp trưởng.
Sous Chef kiểm tra chất lượng món ăn trước khi đem phục vụ khách hàng (Nguồn: Internet)
Tuy thực hiện nhiều trọng trách quan trọng và nặng nhọc nhưng bù lại khi đảm nhiệm vị trí Sous Chef, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng bằng một mức lương hấp dẫn. Hiện nay, nếu là Sous Chef trong các nhà hàng, khách sạn từ 4 – 5 sao, mức thu nhập của bạn có thể đạt 14 – 16 triệu VNĐ/tháng. Đó là chưa kể lương thưởng và các khoản phụ cấp khác.
Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí Sous Chef trong các nhà hàng. Chúc bạn tham khảo hiệu quả và nếu đang là một thợ bếp, chúc bạn sẽ sớm chinh phục được vị trí này và các vị trí cao hơn!
Nếu bạn có niềm đam mê với những nghành lĩnh vực nhà hàng khách sạn thì có thể tham khảo khóa học quản trị nhà hàng của Hướng Nghiệp Á Âu Đà Nẵng, hoặc vui lòng để lại thông tin chi tiết, trường sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Hr Manager Là Gì? Công Việc Của Hr Manager Là Gì?