Overbooking là gì? Đây là một thuật ngữ không mới trong ngành nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên, để hiểu rõ về overbooking, cũng như cách tính công suất phòng khách sạn thì chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau đây.
Contents
Overbooking nghĩa là bán phòng vượt ngưỡng. Overbooking là khách sạn nhận bán vượt mức tổng số phòng sẵn có trong khách sạn tại một khoảng thời gian nhất định. Vào mùa cao điểm, tình trạng overbooking sẽ thường xảy ra, bởi khách có nhu cầu nghỉ dưỡng nhiều hơn bình thường dẫn đến “cháy phòng”.
Overbooking là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Ví dụ, khách sạn đang có 100 phòng ở thời điểm hiện tại và nhân viên sales khách sạn đã bán hết 100%. Tuy nhiên, theo dự đoán, khách sạn sẽ có 10% no-show (khách đặt phòng nhưng không đến) tương đương số lượng 10 phòng và nhân viên khách sạn sẽ tiếp tục bán nốt 10 phòng trống dự đoán đó. Đây chính là trạng thái overbooking trong kinh doanh khách sạn.
Để tối ưu mức overbooking, các nhà quản trị cần xác định tổng số phòng có sẵn để bán đủ số lượng trong khoảng thời gian cho phép và dự đoán thời gian lưu trú, phát sinh lưu trú, loại phòng đặt trước để đưa ra những con số dự đoán hợp lý.
Bộ phận đặt phòng sẽ dựa vào lịch sử đặt phòng để đưa ra con số dự kiến khách hàng hủy phòng, từ đó tiếp tục chiến lược overbooking để đặt hiệu suất tối đa sử dụng phòng khách sạn.
Áp dụng chiến lược overbooking đúng lúc, đúng cách mang lại lợi nhuận cao
(Nguồn ảnh: Internet)
Nếu khách tới không có phòng, thì lễ tân cần xin lỗi khách hàng chân thành và đưa ra phương án để thuyết phục khách hàng như chuyển khách hàng đến khách sạn với chất lượng dịch vụ tương đương (trong trường hợp này, các khách sạn sẽ tự thương lượng với nhau về giá phòng, dịch vụ bổ sung để đảm bảo sự hài lòng cao nhất cho khách hàng).
Hoặc khách sạn có thể áp dụng tặng cho khách hàng phiếu giảm giá phòng hay một số dịch vụ của khách sạn (miễn phí dịch vụ spa của khách sạn, giảm 30% khi khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống trong khách sạn…)
Công suất phòng khách sạn còn gọi là công suất sử dụng phòng, có thể tính cho một ngày hoặc một thời kỳ (tuần, tháng, quý, năm…) nhất định theo công thức sau:
Trong đó:
Số phòng bán ra trong ngày và trong kỳ do bộ phận tiếp tân thống kê.
Số lượng phòng có khả năng đáp ứng trong ngày và trong kỳ bao gồm tất cả những phòng có thể đưa vào kinh doanh. Đây là số lượng phòng còn lại sau khi đã trừ đi những phòn đang được bảo dưỡng và những phòng không sử dụng cho mục đích kinh doanh.
Hướng Nghiệp Á Âu vừa hướng dẫn bạn cách tính công suất phòng khách sạn, đồng thời giải thích cặn kẽ hơn overbooking là gì. Mỗi khách sạn cần có những chính sách hợp lý để giữ chân khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ vào những lần tiếp theo nếu không may xảy ra tình trạng “cháy phòng”.