Giáo viên đưa ra các ví dụ và từ các ví dụ đưa ra các câu hỏi tình huống, câu hỏi gợi mở để từ đó học sinh nắm bắt đựơc nội dung kiến thức.
Ví dụ: đốt rừng; chặt cây; bắn chết thú rừng
? Vậy theo các em các sự vật này còn tồn tại hay không?
? Sự vật này bị xoá bỏ và không còn tồn tại thì đựoc gọi là gì?
Để nắm được thế nào là phủ định siêu hình giáo viên đưa ra các ví dụ và từ các ví dụ đưa ra các câu hỏi tình huống, câu hỏi gợi
mở để từ đó học sinh nắm bắt đựơc nội dung kiến thức.
Ví dụ: Hạt lúa → xay thành gạo
Hoá chất độc hại → tiêu diệt sinh vật
? Sự vật trên có bị xoá bỏ sự tồn tại hay không?
? Vậy theo em sự xoá bỏ sạch trơn này còn được gọi là gì?
? Theo em phủ định biện chứng có những đặc điểm cơ bản nào?
? Tai sao phủ định biện chứng lại mang đặc điểm tính khách quan?
? Tại soa phủ định biện chứng lại mạng đặc điểm tính kế thừa?
? Vậy theo em tính kế thừa có kế thừa tất cả các yếu tố cũ hay không? Cho ví dụ?
Ví dụ
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà…
CNXH ra đời từ xã hội cũ…
Giáo viên giảng về khái niệm phủ định của phủ định, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để học sinh đưa ra được ví dụ.
? Em hãy xác định đâu là phủ định lần 1 đâu là phủ định lần 2?
? Theo em phủ định lần hai có ý nghĩa như thế nào?
? Vậy qua bài học này các em rút ra bài học gì cho bản thân?
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó.
a. Phủ định siêu hình.
Là sự phủ định do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sử vật.
b. Phủ định biện chứng.
– Khái niệm: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới.
– Đặc điểm của phủ định.
+ Tính khách quan: mang tính tất yếu, tức là cái vốn có của SVHT.
Nó mang tính khách quan vì tự thân nó phủ định.
+ Mang tính kế thừa: SVHT mới ra đời từ SVHT cũ có kế thừa chọn lọc những yếu tố tích cự và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lỗi thời và tính kế thừa cũng là tất yếu khách quan.
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
a. Phủ định của phủ định
b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
Là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
3. Bài học.
– Biết nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới
– Tôn trọng quá khứ, tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ.