*HĐ1: Hướng dẫn Đọc – Chú thích:
– HS đọc văn bản, từ đó tìm hiểu từ khó
– HS tìm hiểu tác giả
– HS tìm hiểu tác phẩm:
?Cho biết những hiểu biết của em về Vũ trung tuỳ bút?
?Xuất xứ của văn bản?
*HĐ2: HD Đọc – hiểu văn bản
*Nội dung:
*Tìm hiểu Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm
?Em hãy cho biết tác giả đã miêu tả cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm như thế nào?
*Tìm hiểu thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:
?Bọn quan lại của phủ chúa đã có những thủ đoạn và hành động nhũng nhiễu như thế nào đối với người dân?
*Tìm hiểu thái độ của tác giả:
?Qua giọng điệu, cách dùng từ ngữ, tác giả đã thể hiện thái độ gì?
*Nghệ thuật
?Nhận xét về sự lựa chọn ngôi kể của tác giả?
?Nhận xét về thủ pháp miêu tả của tác giả?
?Nhận xét về cách sử sụng ngôn ngữ của tác giả?
*Ý nghĩa văn bản:
?Qua văn bản, tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì?
*HĐ3: HD HS làm bài tập.
I. Đọc – Chú thích:
1. Đọc – từ khó: (SGK)
2. Tác giả:
Phạm Đình Hổ (1768- 1839), là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí vì không gặp thời.
3. Tác phẩm:
– Vũ trung tuỳ bút là tập tuỳ bút đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sử, xã hội
– Xuất xứ văn bản: Là một trong những áng xuôi giàu chất hiện thực trong Vũ trung tuỳ bút
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm:
– Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài… -> cuộc sống nhà chúa thật xa hoa
– Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh… Để thoả mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ
b. Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:
– Thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống
– Hành động: doạ dẫm, cướp, tống tiền…
c. Thái độ của tác giả:
Qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại. từ ngữ, tác giả đã lột tả bản chất của bọn quan lại.
2. Nghệ thuật:
– Lựa chọn ngôi kể phù hợp
– Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc con người.
– Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại
– Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.
3. Ý nghĩa văn bản:
Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của cuộc sống xã hội.