* Hoạt động 1.
HS đọc mục I SGK. Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày
GV chuẩn xác kiến thức.
– Nhóm 1: Trả lời câu hỏi 1+2 SGK.
– Nhóm 2: Trả lời câu hỏi 3+4SGK.
– Nhóm 3: Bản tin là gì? có bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?
– Nhóm 4: Mục đích và yêu cầu cơ bản của bản tin là gì?
* Hoạt động 2.
HS đọc mục II. Trao đổi cặp.
GV chuẩn xác kiến thức.
– Cần khai thác và lựa chọn tin như thế nào?
– Tiêu đề bản tin có quan hệ như thế nào với nội dung?
– Em có nhận xét gì về phần mở đầu của 3 bản tin trong SGK?
– Phần triển khai chi tiết có quan hệ với phần mở đầu như thế nào?
* Hoạt động 3.
HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 4.
GV hướng dẫn HS luyện tập BT SGK theo nhóm. Các nhóm chọn đề tài và viết bản tin ngắn.
GV gọi HS chữa bài tập. Cho điểm.
I. Mục đích yêu cầu cơ bản của bản tin.
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
– Câu1: Bản tin thông báo kết quả kì thi Ôlimpích ngày 16/7
– Câu 2:
Mang tin vui đến cho cả nước đặc bệt là ngành giáo dục
Khích lệ tinh thần dạy và học của thầy và trò.
đối với học sinh là niềm tự hào riêng.
Bản tin có tính thời sự vì sự việc mới xảy ra (16/7), sau 3 ngày (19/7) đã được đưa tin.
– Câu 3: Không cần bổ sung thêm thông tin nào.
– Câu 4: Đưa tin cụ thể chính xác thời gian, địa điểm, kết quả cuộc thi, có tác dụng đảm bảo tính chính xác, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thông báo.
2. Khái niệm:
Bản tin là một thể loại của văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩ trong cuộc sông.
* Phân loại.
– Tin vắn: Không có nhan đề, dung lượng ngắn
– Tin thường: Thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ một sự kiện-> chiến tỉ lệ cao nhất.
– Tin tường thuật: Phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể.
– Tin tổng hợp: Thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó
3. Mục đích, yêu cầu:
– Mục đích :
+ Nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.
– Yêu cầu:
+ Đảm bảo tính thời sự.
+ Tin phải có ý nghĩa xã hội.
+ Nội dung tin phải chân thực, chính xác.
II. Các viết bản tin.
1. Khai thác và lựa chọn tin.
– Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.
2. Viết bản tin.
a/ Đặt tiêu đề.
– Đảm bảo tính khái quát nội dung của bản tin.
– Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc.(Dạng câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, một từ…)
b/ Cách mở đầu bản tin.
– Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
c/ Cách triển khai chi tiết bản tin.
– Cụ thể, chi tiết các sự kiện, giải thích nguyên nhân, kết quả tường thuật chi tiết các sự kiện.
III. Ghi nhớ. SGK
IV. Luyện tập .
– Bài tập SGK: Luyện viết bản tin.