Da nhiễm corticoid là tình trạng da đang bị tổn thương bởi sản phẩm chăm sóc da chứa corticoid, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ gương mặt, sự tự tin trong giao tiếp, cũng như sức khỏe của chính làn da đó. Trong bài viết sau, Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu sẽ cùng bạn tìm hiểu về thuốc corticoid và cách chăm sóc, phục hồi cho làn da bị nhiễm corticoid.
Da bị nhiễm corticoid là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Sử dụng corticoid sai cách có thể khiến giãn nở mao mạch, bào mỏng da, không chịu được nhiệt khi ra đường hoặc đứng gần bếp, nổi mụn liên tục…Tất cả những biểu hiện đó đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhưng may mắn thay, tình trạng không mong muốn này có thể được điều trị dứt điểm nếu áp dụng đúng phương pháp. Hãy cùng tham khảo giải pháp hồi phục da bị nhiễm corticoid trong bài viết sau.
Contents
Corticoid thuộc nhóm kháng viêm có steriod. Công dụng chính của corticoid là kháng viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch…
Corticoid tồn tại dưới dạng kem bôi ngoài da (Nguồn ảnh: Internet)
Corticoid được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus, thay thế hormone tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ hormone này, hen phế quản, vẩy nến, giảm tiết nhờn trên da…
Tác dụng phụ của corticoid là có thể gây phù nề do hiện tượng giữ nước và natri trong cơ thể, gây mất cân bằng chuyển hóa lipid, teo tuyến thượng thận và rối loạn nội tiết tố nếu sử dụng theo dạng uống và tiêm trong thời gian dài, loãng xương, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể…
Mỹ phẩm kém chất lượng, không được chứng nhận về độ an toàn sẽ gây ra nhiều
tác dụng phụ khôn lường cho làn da (Nguồn ảnh: Internet)
Mỹ phẩm chứa hàm lượng corticoid cao có thể khiến da trắng nhanh, hồng hào, mờ thâm nám… Việc sử dụng sai nồng độ, sai thời gian điều trị theo dạng bôi (kem trộn, thuốc rượu trị mụn…) có thể hủy hoại hàng rào bảo vệ da tự nhiên, rạn da, da bị bào mỏng, nổi mụn, ngứa rát… Đặc biệt, nếu corticoid ngấm xuống máu sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện tượng da nhiễm corticoid xảy ra khi sử dụng sai cách các sản phẩm chăm sóc da chứa corticoid. Biểu hiện viêm da do nghiện corticoid thường xảy ra từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau khi ngừng hẳn việc bôi corticoid.
Sử dụng corticoid sai cách là nguyên nhân khiến da bị nhiễm độc
(Nguồn ảnh: Internet)
Cấp độ 1: Bề mặt bị khô sần nhẹ, ngứa râm ran ở vùng da có thoa corticoid. Đây là cấp độ tổn thương nhẹ nhất, bởi chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, nồng độ thấp.
Cấp độ 2: Đây là giai đoạn da chính thức bị nhiễm độc với các biểu hiện như da nổi bong bóng nước như bị bỏng. Nếu bong bóng nước vỡ ra sẽ gây đau nhức, mưng mủ, nhiễm trùng. Khi không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng sần đỏ kéo dài, thâm sạm…
Cấp độ 3: Nếu sử dụng kem trộn chứa corticoid trong khoảng 1 năm thì hệ mao mạch dưới da đã bị tổn thương. Biểu hiện thường thấy là da đỏ rực, cảm thấy nóng ran, căng tức, phù nề, châm chích…
Cấp độ 4: Da bắt đầu tăng tiết nhờn, nổi mụn sưng to, da châm chích, đỏ rát…
Cấp độ 5: Bệnh nhân luôn cảm thấy da bỏng rát, đau nhức ngay khi không chạm vào, bong tróc, đóng thành mảng. Bên cạnh đó, mụn nước xuất hiện kèm theo dịch vàng, đi kèm dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử.
Bề mặt da bị ảnh hưởng theo từng cấp độ nhiễm corticoid (Nguồn ảnh: Internet)
Đối với các triệu chứng nhẹ, thời gian sử dụng dưới 3 tháng, bạn có thể:
Đối với các triệu chứng nặng, bạn cần:
Giãn cách tần suất sử dụng corticoid là một trong những bước đầu trong điều trị
(Nguồn ảnh: Internet)
Trên đây là những thông tin hữu ích về chủ đề corticoid là gì và những lưu ý trong cách điều trị da bị nhiễm corticoid. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sử dụng corticoid. Nếu đã lỡ sử dụng và gặp các triệu chứng không mong muốn thì hãy nhanh chóng tìm đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.